Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam là một tập hợp các nguyên tắc và giá trị định hướng cho hành vi và thái độ của các điều dưỡng viên trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Dưới đây là một số điểm quan trọng trong chuẩn đạo đức nghề nghiệp của họ cùng tuyển sinh ngành Y Dược tìm hiểu nhé :
1.Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:
- Điều dưỡng viên phải luôn đặt lợi ích và sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu. Họ cần tuân thủ các quy tắc về vệ sinh, sử dụng thiết bị y tế và quản lý thuốc.
- Yếu tố đảm bảo an toàn cho người bệnh là một trong những điều mà người làm điều dưỡng viên cần có. Do đó mà các điều dưỡng viên cần có những kỹ năng chuyên môn tốt để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Quá trình chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng viên cần chịu trách nhiệm về toàn bộ các công việc chuyên môn của mình.
- Theo dõi thường xuyên tình trạng người bệnh và báo cáo kịp thời những hành vi xảy ra trái với chuẩn đạo đức nghề nghiệp nếu có gặp phải.
2.Tôn trọng bệnh nhân và người thân:
- Điều dưỡng viên cần tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân và tạo môi trường thân thiện, hỗ trợ cho họ.
- Tôn trọng bệnh nhân là chuẩn đạo đức quan trọng nhất, trong đó có quy định rõ điều dưỡng viên cần tôn trọng bệnh nhân về giới tính, tuổi tác, tín ngưỡng và dân tộc.
- Bên cạnh đó cần tôn trọng về nhu cầu và quyền của người bệnh trong suốt quá trình chăm sóc và điều trị.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người bệnh.
- Điều dưỡng viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho người bệnh và đồng thời giải đáp những thông tin mà người bệnh muốn biết.
- Tất cả các thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh cần được giữ bí mật.
- Công bằng và tận tâm chăm sóc với mọi người bệnh cũng là một trong những chuẩn đạo đức của ngành điều dưỡng.
3.Giao tiếp thân thiện với bệnh nhân và gia đình:
- Điều dưỡng viên nên có khả năng giao tiếp tốt, lắng nghe và đồng cảm với bệnh nhân và người thân.
- Thân thiện chính là cách tốt để giúp các điều dưỡng viên kết nối gần hơn với người bệnh. Không chỉ vậy mà điều dưỡng viên còn là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ nên họ cần lắng nghe thường xuyên cả hai chiều và luôn luôn giữ thái độ ân cần, chu đáo.
- Các cử chỉ lịch sự và gần gũi của điều dưỡng viên có thể trở thành liều thuốc giảm đau về mặt tinh thần cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
4.Trung thực và minh bạch trong công việc:
- Điều dưỡng viên phải trung thực với bệnh nhân và đồng nghiệp, không che giấu thông tin quan trọng và tuân thủ quy định của cơ sở làm việc.
- Quản lý thuốc, sử dụng thuốc hoặc các dụng cụ y tế cho bệnh nhân đều cần đến sự trung thực của người làm điều dưỡng.
- Việc ghi chép các thông tin hàng ngày liên quan đến bệnh nhân cũng cần phải trung thực để bác sĩ nắm rõ được tình trạng của bệnh nhân để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp hơn.
5.Trau dồi nâng cao năng lực hành nghề:
- Chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên là cần thực hiện đúng các quy trình trong công việc và đầy đủ các chức năng, công việc được giao.
- Bên cạnh đó cần trau dồi kỹ năng chuyên môn thường xuyên để nâng cao tay nghề và áp dụng trong công việc.
7.Đoàn kết, thật thà với đồng nghiệp:
- Sự đoàn kết giữa các đồng nghiệp với nhau sẽ giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ, trao đổi, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho nhau trong cùng một đơn vị công tác, cùng ngành.
8.Tuân thủ, thực hiện các quy định với cộng đồng và xã hội:
- Mọi hành vi và lời nói của điều dưỡng viên đều tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Điều dưỡng viên là những người có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng do đó nên thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng, gương mẫu trong sinh hoạt tại địa phương…để giữ được hình ảnh đẹp.